Xung quanh cuộc sống của chúng ta có rất nhiều mối lo ngại và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy, để giữ an toàn cho bản thân, chúng ta cần tìm hiểu các phương pháp sinh tồn đúng đắn trong các tình huống nguy cấp. Nhất là đối với trường hợp bị rắn độc cắn thì cần xử lý như thế nào. Bài viết dưới đây, Release Lyrics sẽ chia sẻ cho bạn cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn sao cho đúng kỹ thuật nhất.
Dấu hiệu nhận biết rắn độc và rắn không độc
Để thoát khỏi những nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng con người được gây nên từ nọc độc của loài rắn, chúng ta cần nắm được những chi tiết quan trọng trong dấu hiệu nhận biết rắn độc và không độc. Khi đó mới có thể đưa ra biện pháp xử lý cũng như pháp đồ điều trị phù hợp.
- Dựa vào răng và vết cắn của rắn: Đối với những loài rắn độc, chúng thường có hai chiếc răng nanh ở phía chính giữa. Ngược lại với những loài không có độc, vết cắn của chúng thường chỉ để lại dấu hiệu của những chiếc răng với kích thước nhỏ.
- Chuyển động của rắn: Rắn độc thông thường khi gặp người thường tỏ ra hung hãn với tư thế sẵn sàng tấn công. Rắn không độc có bản tính lành hơn, khi gặp người chúng sẽ tìm cách lẩn trốn.
- Đặc điểm: Những loài rắn độc trong khi lộ diện thường ngẩng cao đầu, đôi mắt nhanh nhạy với sự nguy hiểm. Chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến chúng phì xa tiếng để đe dọa kẻ thù của chúng.
- Màu da: Theo kinh nghiệm dân gian, những loài rắn được cho là rất độc khi có từ ba màu trở lên. Đặc biệt, loài rắn chứa nhiều nọc độc gây ảnh hưởng tới tính mạng của con người với một vết cắn thường có những đặc tính riêng ví dụ như rắn đuôi chuông phát ra âm thanh khi di chuyển, rắn có những khúc đen khúc trắng trên da.
Biểu hiện khi bị rắn độc cắn sẽ như thế nào?
Để nhận biết được những dấu hiệu khi bị rắn độc cắn, chúng ta cần phải tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Nắm chắc các dấu hiệu, con người mới có thể thoát khỏi tình huống nguy hiểm khi trúng độc từ loài động vật hung dữ đó.
- Hình dạng vết cắn: Một trong số những biểu hiện rõ ràng nhất đó chính là hình dạng vết cắn. Nếu bị rắn tấn công và để lại vết cắn với hình dạng của hai chiếc răng nanh nhọn hoắt thì có thể khẳng định đây là vết cắn của rắn độc. Bạn cần sơ cứu và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
- Màu sắc vết cắn: Đối với những vết cắn do nguyên nhân từ rắn độc, nó thường xuất hiện với những màu sắc như đen, tím trên da người. Khi đó bạn hãy kiểm tra thật kỹ để bảo đảm an toàn cho tính mạng của mình.
- Tình trạng vết cắn: Sau khi bị rắn cắn, nếu quan sát thấy vùng da đó bị đau, sưng tấy kèm theo một vài hiện tượng đặc biệt như chảy mủ, nhiễm trùng thì chắc chắn đây là vết cắn của một loài rắn có độc.
- Tình trạng sức khỏe: Nếu bị rắn độc cắn, trong khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bị suy sụp, đuối sức, hơi thở hổn hển, chân tay yếu đi, mắt lờ đờ, tim đập bất thường và nguy cấp hơn có thể dẫn đến tình trạng hôn mê sâu kèm hiện tượng bại liệt.
Cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn độc cắn đúng cách
Nếu không may bị rắn độc cắn hay gặp người bị rắn độc cắn, để bảo toàn tính mạng, bạn cần thực hiện sơ cứu khẩn cấp. Với cách sơ cứu chuẩn xác sẽ giúp chúng ta giải nguy kịp thời trong tình huống sống còn đó.
Ý nghĩa của việc sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Sơ cứu là thao tác quan trọng cần thực hiện nhanh chóng nếu rơi vào tình thế nguy cấp này. Để có thể áp dụng đúng cách và thuần thục trông từng bước, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của việc sơ cứu là gì. Và sơ cứu ngay khi vừa bị rắn độc cắn là vô cùng quan trọng bởi:
- Thải bỏ nọc độc và ngăn chặn sự di chuyển của nó trong cơ thể con người.
- Kịp thời xử lý với các kỹ năng mềm trong sơ cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Giảm thiểu tối đa tác hại của nọc độc đối với sức khỏe của bệnh nhân.
- Di chuyển bệnh nhân bị rắn độc cắn trong tình trạng chưa rơi vào nguy kịch để các y bác sĩ kịp thời cứu chữa.
Các việc cần làm khi sơ cứu
Trong tình thế nguy cấp này, để giữ toàn tính mạng cho bệnh nhân bị rắn độc cắn, chúng ta cần thực hiện sơ cứu. Dưới đây là những việc cần thiết giúp bệnh nhân tạm thời thoát khỏi tình huống xấu. Quá trình sơ cứu yêu cầu cần đảm bảo các vấn đề như:
- Chấn an tâm lý bản thân hoặc nạn nhân đang gặp nguy hiểm..
- Giữ cho cơ thể cố định, tuyệt đối không di chuyển mà giữ nguyên ở trạng thái bất động.
- Dùng những vật dụng như khăn, băng chun, dây vải để cố định phần bị cắn bằng nẹp. Tránh tình trạng nọc độc lan truyền đi khắp cơ thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Cởi bỏ đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, đồng hồ, thắt lưng và quần áo trên cơ thể để bệnh nhân hô hấp dễ dàng. Tránh tình trạng nguy cấp dẫn đến ngạt thở hoặc thở hổn hển.
- Nặn rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng để loại bỏ bớt nọc độc bị nhiễm vào đường máu trong cơ thể.
- Trong trường hợp bệnh nhân ngạt thở có thể sử dụng phương pháp hô hấp để ứng biến kịp thời.
- Nhanh chóng liên hệ đến các đơn vị cho thuê xe cấp cứu như là: 115 An Tâm, Bệnh viện Tâm Anh, Cấp Cứu Vàng,… để đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất.
Những việc không nên làm trong lúc sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Ngoài ra, để có thể đưa ra những biến pháp xử lý đúng đắn nhất trong trường hợp này, chúng ta cần tìm hiểu các việc không nên làm gây ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân bị rắn cắn. Từ đó ngăn chặn tình trạng chữa lợn lành thành lợn què.
- Người sơ cứu tuyệt đối không được sử dụng Garo. Bởi đây là biện pháp vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây ra tình trạng đau buốt, máu huyết không được lưu thông dẫn đến nguy kịch sức khỏe. Có thể nó sẽ tác dụng trong vài phút đầu nhưng sau đó được tháo dỡ ra, chất độc sẽ lan truyền nhanh chóng qua đường máu tới tất cả các bộ phận cơ thể.
- Tuyệt đối không sử dụng dao hay các vật sắc nhọn nào để rạch vết thương. Hành động này rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc thâm trị là hoại tử vì dụng cụ không được đảm bảo khử trùng.
- Không sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng bởi nó có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bị rắn độc cắn.
- Không sử dụng đá lạnh để chườm lên vết thương. Hành động này có thể làm chất độc thấm sâu hơn vào cơ thể và khiến vết thương trở lên xứng tấy hay nhiễm trùng máu.
Một vài cách đề phòng rắn cắn hiệu quả
Để có thể đảm bảo tính mạng của bản thân thì cách thức duy nhất đó chính là chúng ta tự bảo vệ chính mình. Vì thế, bạn cần nắm được một vài cách đề phòng rắn cắn để thoát khỏi những mối lo với hiểm nguy này.
- Không đi vào những khu vực có bụi rậm. Bởi đây thường là nơi sống lý tưởng của loài rắn với hang ổ của chúng.
- Tìm hiểu cách nhận biết các loài rắn độc và tránh xa khi gặp phải.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn phòng tránh cũng như biết cách sơ cứu khi bạn hoặc người thân không may bị rắn độc cắn.